Những ngày người Hàn được nghỉ ngơi và thư giãn

Tết dương lịch: ngày 1, 2 / 1 dương lịch

Là một ngày đại lễ và được mọi người ưa chuộng, nhất là giới trẻ vì nó đến ngay sau lễ Noel khiến cho mọi người đều hiểu rõ được giá trị của những ngày nghỉ sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng. Tết dương lịch không dài ngày, chỉ có những hoạt động lễ hội và vui chơi vào hai ngày đầu năm mới, đến ngày mùng 3 họ lại bắt đầu công việc của một năm mới.

Tết âm lịch: Từ ngày cuối cùng của tháng Chạp đến hết ngày mồng hai tháng Giêng âm lịch

Tết Âm lịch của người Hàn Quốc theo tiếng Hàn là Seol – là đại lễ quan trọng nhất trong năm. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy.
Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. Ngày mùng Một có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Mọi người đều mặc quần áo cổ truyền, uống Gui Balki sool, tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do người trưởng nam đứng ra thực hiện.

Theo quy định chung của Nhà nước, các công sở của Hàn Quốc cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 29 (hoặc 30) của tháng 12 Âm lịch năm cũ cho đến hết ngày mùng 2 Tết. Tuy nhiên, không khí Tết còn kéo dài đến qua ngày trăng tròn đầu tiên trong năm được gọi là ngày Daeboreum mà ở Việt Nam, Trung Quốc… vẫn gọi là Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng).

Ngày phong trào độc lập: Ngày 1 tháng 3 (dương lịch)

Ngày này kỷ niệm tuyên ngôn độc lập của Hàn Quốc khỏi ách đô hộ của Nhật Bản vào ngày 01/03/1919. Ngày này được chính thức chỉ định là ngày lễ để tưởng niệm những người đàn ông và phụ nữ đã hy sinh trong Phòng trào Độc lập.

Ngày trồng cây: Ngày 5 tháng 4 (dương lịch)

Đó là ngày cả nước sẽ bắt tay vào công việc trồng cây xanh

Ngày Phật đản: Ngày 8 tháng 4 (âm lịch)

 Các nghi lễ trang nghiêm được tổ chức tại các đền chùa Phật Giáo. Các hoạt động trong ngày này không thể thiếu lễ rước đèn lồng ở trung tâm Seoul.

Ngày Tết thiếu nhi: Ngày 5 tháng 5 (dương lịch)

Ngày lễ với mong muốn mọi trẻ em sẽ phát triển với trái tim và trí tuệ dũng cảm, và không có sự phân biệt đối xử. Vào ngày này, các công viên thiếu nhi và cửa hàng đồ chơi đều chật kín với cha mẹ và các bé, vì ở đây tổ chức nhiều sự kiện khác nhau cho trẻ em.

Ngày Tưởng niệm: Ngày 6 tháng 6 (dương lịch)

Cả nước hướng về những sĩ tử đã hy sinh trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Vào lúc 10 giờ sáng, một tiếng còi phát ra báo hiệu một phút tưởng niệm lặng lẽ.

Ngày Giải phóng : Ngày 17 tháng 7 (dương lịch)

Vào ngày này năm 1945 Hàn Quốc chính thức giành tự do thoát khỏi ách thống trị 35 năm của thực dân Nhật. Ngày này cũng đánh dấu sự thiết lập chính phủ Hàn Quốc năm 1948

Ngày Chuseok: Ngày 14-16 tháng 8 (âm lịch)

Chuseok, cùng với Seollal, là ngày lễ trọng đại nhất ở Hàn Quốc. Chuseok được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Cũng giống như Tết Âm lịch Hàn Quốc, các gia đình tụ họp với nhau tiến hành một nghi lễ thờ cúng tổ tiên và cùng thưởng thức bữa tiệc với các món ăn truyền thống gồm có bánh gạo songpyeon (hấp trên lá cây thông) mà cả gia đình cùng nhau chế biến.

Ngày Lập quốc: Ngày 3 tháng 10 (dương lịch)

Ngày thành lập Gojoseon, nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc. Người ta cho rằng ngày này là do Hoàng đế Dangun lập ra, người được biết đến là ông tổ của người Hàn Quốc trong văn hóa dân gian cổ xưa.

Ngày Giáng sinh: Ngày 25 tháng 12

Mọi người dù có đạo hay không đều nhân dịp này để nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình, bạn bè. Đa số các phố mua sắm đều được trang hoàng với nhất nhiều đèn, vì vậy, rảo bước trong không khí se lạnh vẫn khiến du khách cảm thấy ấm lòng. Dòng Cheonggyecheon trở thành ngôi nhà của “Lễ hội ánh sáng” với hàng nghìn chiếc đèn lồng đủ mọi hình dáng, kiểu cách được treo bên trong và xung quanh khu vực Quảng trường Gwanghwamun (Seoul).

Tại quảng trường này còn thiết kế một sân trượt băng cực lớn dành cho du khách trổ tài suốt cả buổi với mức phí khá rẻ và thoải mái ngắm cung điện Gyeingbokgung phía sau lưng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *