Hàn Quốc, đất nước của những tinh hoa văn hóa, vừa truyền thống vừa hiện đại. Là vùng đất lâu đời nên văn hóa nơi đây rất ấn tượng, đa dạng và mang sắc thái riêng. Sau đây,chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vài nét đặc trưng riêng biệt và ấn tượng của đất nước Hàn Quốc nhé.
Hanbok
Cũng như áo dài Việt Nam, Hanbok là loại trang phục truyền thống tại xứ xở Kim Chi này, được mặc vào các ngày lễ, ngày quan trọng trong năm. Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Là bộ đồ có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi. Được kết, may từ nhiều lớp vải, nhiều tầng nên Hanbok được xem là trang phục truyền thống kín đáo nhiều vải, nhất nhì thế giới.
Nhiều ý kiến cho rằng Hanbok hơi cầu kỳ, đôi khi làm mất đi vóc dáng mĩ miều và những đường cong đầy gợi cảm của phái nữ. Nhưng trên thực tế, phái nữ Hàn Quốc, đặc biệt là những mỹ nhân nổi tiếng đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.
Kimchi và Bulgogi: Thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Không chỉ phần lớn các du khách, mà đại đa số người dân Hàn Quốc cũng ưa thích món Bulgogi. Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc. Nó có vị ngọt và có nhiều nước và chỉ cần một thời gian ngắn cũng có thể chế biến được món ăn ngon này. Đó là lý do tại sao món Bulgogi được coi là món ăn số một trong các món ăn Hàn Quốc. Khi ăn Bulgogi, người thường gói nó vào rau diếp, lá vừng hay các lá khác và cách ăn này mang lại vị giác chân thực hơn và nhiều dinh dưỡng hơn là chỉ ăn Bulgogi không. Vì những lý do này mà khi chúng ta dùng bữa bằng món Bulgogi, chúng ta sẽ không còn phải vội vã, mà lại có đủ chất dinh dưỡng và rất ngon miệng.
Kimchi – món rau cải thảo muối có vị cay, là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xưa trong tiếng Triều Tiên thường được phát âm là chim-chae, nghĩa là “rau củ ngâm”. Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ kim chi không có gắn liền với chữ Hán gốc của nó. Món ăn này được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị cay nồng đặc trưng.
Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải. Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải. Kimchi cung cấp ít calo và cholesterol nhưng lại giàu chất xơ. Kimchi thậm chí còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thờng nói rằng “ăn kimchi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ”.
Hangeul: Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc.
Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon – vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.
Talchum: Mặt nạ và múa mặt nạ.
Nếu như ở Việt Nam có múa rối nước thì ở Hàn Quốc là múa mặt nạ. Một lễ hội đặc sắc của vùng Andong. Những chiếc mặt nạ bằng gỗ được đục đẽo và tô vẽ qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân lớn tuổi. Những gương mặt đơn giản nhưng mang nhiểu cảm xúc. Mặt nạ, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng.
Một sân khấu biểu diễn của giới bình dân, mỗi điệu múa chứa đựng sự những câu chuyện đa dạng về cuộc sống hằng ngày, pha thêm chút châm biếm để tạo nên những tiếng cười sảng khoái cho người xem. Và cùng phát triển với thời gian múa mặt nạ đã trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu của Hàn Quốc.
Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong nhân dân thời kỳ Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các nghệ sĩ diễn viên và khán giả cùng hoà nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.
Nhân sâm
Nhân sâm được mọi người biết đến như một loại thuốc quí, có chức năng bồi dưỡng sức khỏe và chỉ phổ biến trong các cung đình, vua chúa. Nhưng ngày nay, nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm trồng tại Hàn Quốc với sản phẩm có xuất xứ khác trên thế giới, nhân sâm Hàn Quốc được.
Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh. Nhân sâm là một yếu tố cốt lõi trong Đông y, nhưng người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản hơn là uống trà hay rượu.
.
Di sản in
Nghệ thuật in trên phiến gỗ bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 ở Hàn Quốc. Bộ chữ in kim loại đầu tiên của thế giới được người Hàn Quốc phát triển trước phát minh của Gutenberg (Đức) hơn 200 năm.Thường dân triều đại Goryeo (918-1392) đã làm ra Bộ kinh Phật Koreana từ thế kỷ 13, và được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật còn tồn tại lâu đời nhất. Bộ kinh Phật Koreana đã được xếp vào di sản văn hóa của UNESCO năm 1995.
Nhạc cụ truyền thống
– Đàn 12 dây Gayageum:
Có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây “gayageum” và đàn 6 dây “geomungo”, cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 6.
– Đàn 6 dây Geomungo:
Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba nhóm đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samullori Kim Duk-soo rất nổi tiếng trong và ngoài nước vì sự sáng tạo trong kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo. Các loại đàn dây truyền thống và bộ gõ gồm kkwaenggwari (chiêng nhỏ), jing (chiêng lớn hơn kkwaenggwari), Janggu (trống có hình đồng hồ cát), và buk (trống).
Dangcheong: Hình trang trí trên các tòa nhà.
Dangcheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực. Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, dangcheong còn được dùng vào những mục đích thực tế.
Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh khác.
Jasu: Nghệ thuật thêu.
Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo
Bojagi: Vải bọc.
Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ.
Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng . Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn mùi xoa nhỏ.