Đặc sắc Tết cổ truyền Hàn Quốc.

 

the_big_picture_nhung_khoanh_khac_mua_xuan_dau_tien_o_bac_ban_cau_3

Mỗi dân tộc đều có những nền văn hóa khác nhau, những phong tuc truyền thống khác nhau,  đều mang những nét đặc trưng của dân tộc, đều đạt đến cái chân thiện mỹ vì vậy họ rất tự hào về văn hóa dân tộc của mình. Ngay cả Việt Nam cũng vậy. Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc anh em, vậy có mảng màu văn hóa rất đa dạng phong phú, mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những phong tục trong ngày têt khác nhau, quan niệm về tết khác nhau, ẩm thực, lối sống khác nhau…bên cạnh những nét riêng đó có những điểm chung nhất định cùng sống hòa hợp với nhau tạo nên một nét văn hóa độc nhất của Việt Nam. Nói về ngày tết, đón năm mới của người Việt Nam. Người Việt Nam tự hào với nền văn hóa của mình, tự hào bánh chưng trong ngày tết được thế giới liệt vào danh sách những món ăn độc đáo nhất,   những phong tục, kiêng kị của Việt Nam cũng rất đa dạng tạo nên một nền Văn hóa bền vững, đa sắc màu… Vậy ở Hàn Quốc một đất nước cũng có một nền văn hóa lâu đời đa dạng, người ta đón tết như thế nào, có những tục lệ gì, lễ hội gì vào ngày tết…có khác gì so với Tết cổ truyền của Việt Nam không?.

tet co truyen han quoc

Phong tục người Hàn Quốc có 2 tết là tết dương lịch và tết âm lịch. Tuy nhiên, năm mới ở Hàn Quốc được cho là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm và là điểm khởi đầu cho năm mới.

Tết Dương lịch:

Hàn Quốc cũng giống như các nước phương Tây, Tết dương lịch được tính từ thời khắc giao thừa giữa đêm 31/12 năm cũ dương lịch bước sang những giây phút đầu tiên của sáng ngày 1/1 năm mới dương lịch.

Tết dương lịch là một ngày đại lễ và được mọi người ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, Tết dương lịch không dài ngày, người ta thường chỉ có những hoạt động lễ hội và vui chơi vào hai ngày đầu năm, đến ngày mùng 3 mọi người lại tiếp tục các công việc thường ngày của một năm mới.

Tết Âm lịch cổ truyền:

Tết Âm lịch cổ truyền của Hàn Quốc là tết chính và là đại lễ long trọng nhất trong năm âm lịch được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch.

Từ thời Tam Quốc (trước công nguyên), những người nông dân đã có thói quen dùng một loại lịch dựa trên vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một tháng có 29 hay 30 ngày và có 12 tháng trong một năm. Tuy nhiên cộng lại thì có 354 ngày trong một năm so với 365 ngày theo dương lịch.

Để bù lại sự chênh lệch 11 ngày này, cứ 33 tháng lại có một tháng nhuận 30 ngày. Vì nó là sự lặp lại của tháng trước, tháng nhuận được coi là sự may mắn, không có những ngày “xui.”

Lễ cưới và các lễ quan trọng khác thường được chọn vào thời gian này. Mặc dù dương lịch của phương Tây đã được chính thức dùng từ thế kỷ 19 nhưng đa số người Hàn ngày nay vẫn tính những ngày quan trọng của họ bằng âm lịch và họ vui đón Tết âm lịch long trọng hơn nhiều so với Tết dương lịch vì đó mới thực sự là Tết cổ truyền của dân tộc Hàn.

Một số phong tục, tập quán trong dịp Tết Âm lịch cổ truyền Hàn Quốc:

Img

Đối với người Hàn Quốc, Tết âm lịch cổ truyền  không chỉ là đánh dấu một năm mới, đây còn là dịp đặc biệt để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên và gặp gỡ những thành viên trong gia đình. Trong những ngày Tết truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc hanbok (한복 – trang phục truyền thống của người Hàn Quốc), thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện, và gặp gỡ mọi người.

hanbok_01

Rộn ràng chuẩn bị đón Tết:

Có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị cho Tết cổ truyền, đặc biệt là thực phẩm, đi lại và quà tặng. Chỉ riêng đồ thờ cúng và quà tặng cũng đã có quá nhiều thứ phải chuẩn bị, do đó mà những ngày gần Tết ở chợ và các cửa hàng bách hóa thường chật cứng người mua đồ. Thực phẩm dùng cho thờ cúng thường có các loại rau, thịt, cá, trái cây được lựa chọn kỹ càng về hình dáng, màu sắc và độ tươi.

Rau-cu-qua-luoc634814061593253822-6bfaf

Một điều quan trọng khác cần phải chuẩn bị trước Tết, đặc biệt là đối với những người ở xa quê, là thu xếp việc đi lại. Việc đi lại ở Hàn Quốc vào những ngày trước Tết quả là cực hình, việc đặt vé tàu xe cũng rất khó khăn do có quá nhiều người muốn trở về quê hương ăn Tết. Việc đi lại bằng xe ôtô vào dịp Tết có thể lâu gấp hai đến bốn lần bình thường do mật độ giao thông quá đông. Vì lý do này mà ở Hàn Quốc có kênh radio riêng để thông báo mật độ giao thông theo thời gian thực tại các điểm nút giao thông trong những ngày trước Tết

tau dien ngam han quoc

Người Hàn Quốc chuẩn bị đồ cúng như thế nào?

1388023482-phong-tuc-don-nam-moi-cua-nguoi-han--2-

Các món ăn ngày Tết đối với người Hàn Quốc đặc biệt quan trọng. Các gia đình thường mất cả ngày trước Tết để chuẩn bị thực phẩm dùng làm đồ cúng cũng như để ăn uống cho gia đình. Người Hàn Quốc tin rằng đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên hơn, do đó mà họ rất cẩn thận trong việc chuẩn bị đồ cúng. Có khoảng 20 loại món ăn khác nhau được bày trên bàn thờ, tùy theo vùng miền mà các món có thể khác nhau.

tthq-ngay-tet-seolla-cui-lay-gia-tien-600x393

Sau lễ cúng gia tiên, mọi người trong gia đình cùng thưởng thức đồ cúng. Món ăn chính trong ngày đầu năm mới là tteokguk (떡국), canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng và rau. Người Hàn Quốc tin rằng ăn tteokguk trong ngày đầu năm mới là sẽ lớn thêm một tuổi. Do đó mà người ta có thể hỏi tuổi của nhau một cách vui vẻ bằng câu: “Cậu ăn bao nhiêu lần tteokguk rồi?

banh canh gao

Sau bữa ăn, các thế hệ trẻ trong gia đình cùng bái lạy người già và tặng quà. Sau đó, ông bà cũng chúc cho con cháu một năm mới thịnh vượng. Quà năm mới cho trẻ em thường là sebaetdon (세뱃돈 – tiền mừng tuổi). Thời gian còn lại trong ngày, các thành viên trong gia đình cùng chơi các trò chơi dân gian, ăn uống và trò chuyện.

tthq-ngay-tet-seolla-mung-tuoi-2-600x400

Những trò chơi truyền thống trong ngày Tết:

Tết cổ truyền là dịp để cả gia đình cùng tham gia vào các hoạt động vui vẻ. Trò chơi phổ biến nhất là yutnori (윷놀이),  jegi-chagi (제기차기 – trò chơi đá cầu), neoltwiggi (널뛰기 – trò chơi bập bênh), tuho (투호 – trò chơi ném mũi tên), và yeon-naligi (연날리기 – trò chơi thả diều). Cuối ngày các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim hoặc các chương trình TV đặc biệt được phát sóng trong dịp Tết.

tthq-ngay-tet-seolla-choi-da-cau-600x409

 

tthq-ngay-tet-seolla-choi-bap-benh-600x419

tthq-ngay-tet-seolla-nem-ten-600x414

tthq-ngay-tet-seolla-tha-dieu-600x436

Vào dịp tết thì hầu hết mọi người dân Hàn Quốc đều đi du lịch, đi trợt tuyết, vào các trung tâm mua sắm, các bảo tàng, làng văn hóa…

Tuy mỗi phong tục tập quán, quan niệm văn hóa của các quốc gia, các dân tộc khác nhau nhưng đều mong muốn đến sự hoàn mỹ. Mỗi lần tết đến xuân về là dịp để về với gia đình, về tình thương ấm ấp do bụi của cuộc sống lấp đầy và là dịp để con người nhìn lại những sự việc, việc làm, những cái tốt. cái xấu…để phấn đấu và bỏ qua cái không tốt của năm cũ bắt đầu một năm mới với sự phấn khởi và đầy niềm tin.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *